Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
+84(0).909103607 +84(0).2723826444
Phòng kinh doanh
Liên kết website
Lượt truy cập
  • Đang truy cập: 3
  • Ngày hôm nay: 65
  • Ngày hôm qua: 60
  • Tuần hiện tại: 278
  • Tháng hiện tại: 1400
  • Tổng lượt truy cập: 246886
Giá lúa gạo sẽ tăng

Giá lúa gạo sẽ không giảm nữa mà sẽ tăng lên, đó là những nhận định tại cuộc họp đánh giá XK gạo quý 1, định hướng XK gạo quý 2, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức vào ngày 4/4 tại TP HCM.

Theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến 31/3, các DN đã đăng ký hợp đồng XK gạo được 3,576 triệu tấn, tăng 12,42% so với cùng ký 2012. Trong đó, 1,451 triệu tấn đã được giao hàng trong quý 1. Như vậy, còn 2,125 triệu tấn sẽ được giao hàng trong thời gian tới.

Hiện tại, giá gạo XK của Việt Nam chỉ cao hơn so với gạo cùng loại của Myanmar và thấp hơn khá nhiều so với gạo của các nước XK lớn khác. Chẳng hạn, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện khoảng 395 USD/tấn, trong khi của Pakistan là 430 USD/tấn, Ấn Độ 445 USD/tấn và Thái Lan 530 USD/tấn. Theo VFA, giá gạo Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ 2012 là do thiếu hợp đồng tập trung. Các hợp đồng thương mại phần nhiều là những hợp đồng giá thấp, nhất là các hợp đồng XK sang Trung Quốc.

 

Vì sao giá gạo Việt Nam lại thấp như vậy? Theo ông Huệ, Trung Quốc tiếp tục là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam trong những tháng đầu năm nay. Trong quý 1, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua trên 1 triệu tấn gạo Việt Nam. Nếu cộng cả các hợp đồng từ cuối năm ngoái chuyển sang, lượng hợp đồng đã ký XK sang Trung Quốc trong năm nay đã lên tới gần 1,5 triệu tấn. Thế nhưng đặc điểm của thị trường này là buôn bán phần lớn do chênh lệch giá chứ không chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì thế, các thương nhân Trung Quốc chỉ mua với giá thấp để bảo đảm lợi nhuận.

Bởi vậy, trong quý 1 vừa rồi, đã từng xảy ra chuyện khi VFA đặt ra giá sàn XK đối với loại gạo 5% tấm theo hướng tăng giá bán lên, ngay lập tức các khách hàng Trung Quốc đã ngưng ngay việc mua gạo Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu mua gạo từ các thị trường lại chưa có, hoặc có thì cũng khá thấp, nên VFA đã buộc phải bỏ giá sàn với gạo 5% tấm để các DN có thể chấp nhận bán giá thấp hơn cho khách hàng Trung Quốc, nhằm có thể tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa trong nước. Bên cạnh đó, tình trạng một số DN bán gạo theo kiểu phá giá để giành khách hàng, một số DN thiếu bản lĩnh nên bị khách hàng nước ngoài ép giá … cũng đã góp phần làm giảm giá gạo Việt Nam.

Mặt khác, do giá cước từ Việt Nam sang châu Phi quá cao, nên các DN buộc phải giảm giá gạo để có thể cạnh tranh được với gạo cùng loại của Ấn Độ trên thị trường đầy tiềm năng này. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết, giá cước từ Ấn Độ sang châu Phi chỉ khoảng 30-35 USD/tấn. Còn từ Việt Nam đi châu Phi, tới chỗ gần nhất, giá cước là 60-70 USD/tấn, tới những nơi xa hơn cước lên tới 90 USD/tấn. Do đó, nếu cứ giữ giá bằng với giá gạo cùng loại của Ấn Độ, gạo Việt Nam sẽ hầu như không có cửa vào châu Phi.

Tuy nhiên, theo nhận định của các DN, giá gạo XK của Việt Nam trong quý 2 này sẽ không giảm thêm nữa. Ông Lê Việt Hải, GĐ Cty CP Mekong (Cần Thơ), cho hay, gạo Việt Nam toàn là gạo mới nên có chất lượng tốt hơn, thơm ngon hơn gạo cùng loại của các nước khác (chủ yếu là gạo cũ), mà giá lại đang thấp hơn nhiều, nên sẽ được các nhà nhập khẩu quan tâm hơn. Ông Trương Thanh Phong, cho biết, Trung Quốc đã ký mua gạo của Việt Nam gần 1,5 triệu tấn, nhưng trong quý 1 mới chỉ nhận một lượng gạo chưa nhiều. Vì thế, từ quý này trở đi, sẽ gia tăng lượng gạo đưa sang Trung Quốc. Nhiều thị trường khác cũng đã ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam từ nhiều tháng trước nhưng đến quý 2 này mới bắt đầu nhận hàng. Thỏa thuận Chính phủ giữa Việt Nam và Ghinê về việc mỗi năm Việt Nam cung cấp cho nước này 300 ngàn tấn gạo cũng đã bắt đầu có hiệu lực từ 1/4 này. Theo ông Phong, mỗi tháng, Ghinê sẽ nhận của Việt Nam 20 ngàn tấn gạo. Vừa qua, TCty Lương thực Miền Nam đã thực hiện xong hợp đồng 60 ngàn tấn gạo XK sang Ghinê trong quý 2 này...